HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
vtctravel
Skype: vtctravel
  TOURS DU LỊCH NƯỚC NGOÀI
Bangkok - Pattaya
6 ngày/ 5 đêm
Khởi hành:
Singapore "đảo quốc sư tử"
4 ngày/ 3 đêm
Khởi hành:
Singapore - Malaysia
7 ngày/ 6 đêm
Khởi hành:
Kualalumpur - Genting highland
4 ngày/ 3 đêm
Khởi hành:
Yangon - Bagan - Mandalay
6 ngày/ 5 đêm
Khởi hành:
Trung Quốc: Bắc Kinh - Thượng hải
5 ngày/ 4 đêm
Khởi hành:
Thượng Hải - Hàng Châu - Vô Tích - T.Châu
5 ngày/ 4 đêm
Khởi hành:
Quảng Châu - Thẩm Quyến - Hồng Kông
5 ngày/ 4 đêm
Khởi hành:
Hồng Kông - Disneyland - Q.Châu - T.Quyến
6 ngày/ 5 đêm
Khởi hành:
Disneyland - Đại Nhĩ Sơn
4 ngày/ 3 đêm
Khởi hành:
TQ: C.Minh - T.Lâm - Đ.Lý - Lệ Giang
7 ngày/ 6 đêm
Khởi hành:
TQ: B.Kinh - H.Châu - V.Tích - T.Châu
7 ngày/ 6 đêm
Khởi hành:
Nhật Bản: Tokyo - Núi Phú Sĩ - Kyoto
6 ngày/ 5 đêm
Khởi hành:
Hàn Quốc: Seoul - JeJu - Everland
6 ngày/ 5 đêm
Khởi hành:
Úc: Melbourne - Sydney - Canberra
8 ngày/ 7 đêm
Khởi hành:
Hoa Kỳ: liên tuyến Đông - Tây
10 ngày/ 9 đêm
Khởi hành:
Châu Âu: Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức - Ý
12 ngày/ 11 đêm
Khởi hành:
  HÀ NỘI
 

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.

Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.

Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho.

Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử

Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. 
Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.

Chùa Một Cột là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc.

Chùa được xây lần thứ I năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư đi xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2 vua viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước khắc vào phiến đá".

Lần xây dựng thứ II vào năm 1105, vua tu bổ chùa Diên Hựu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu... bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh”.

Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột: "Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vế theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly …".

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Hiện nay chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan.

Chùa Trấn Quốc

Bên bờ hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Tây Hồ. Là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội, có kiến trúc khá rộng và đẹp, có vườn tháp lớn.

Khởi dựng từ thế kỷ 6, đời Lý Nam Ðế, chùa có tên là Khai Quốc (mở nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615 bãi sông bị lở sát vào chùa nên đã rời vào trong đê và nằm bên sóng nước Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc... Chùa có qui mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công (I), 2 dãy hành lang, gác chuông, nhà tổ và nhà bia. Trong chùa hiện còn 14 tấm bia đá ghi lại nhiều tư liệu quý và mô tả đầy đủ các quá trình tu tạo chùa.

Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959

Chùa Trấn Quốc với qui mô kiến trúc khá rộng, phong cảnh đẹp, một ngôi chùa nổi tiếng, kết hợp được vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc với vẻ đẹp thanh nhã của một thắng cảnh ven Hồ Tây hiện đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Đền Quán Thánh

Phường Quan Thánh, gần hồ Tây, quận Ba Ðình, Hà Nội. Đây là một di tích lịch sử văn hoá được xây dựng từ thế kỷ 11.

Ðược tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) để thờ thánh Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh.

Tọa lạc bên Hồ Tây trong một khuôn viên đẹp đẽ và rộng lớn, trang nghiêm gần ngay cửa Bắc kinh thành, đây là di tích của một trong bốn "Thăng Long tứ trấn" ngày xưa.

Các bộ phận kiến trúc hiện thấy, là kết quả của lần trùng tu lớn, hồi thế kỷ 19, bao gồm: tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung. Ở đây có pho tượng bằng đồng đen, cao gần 4m, nặng gần 4 tấn, đúc năm 1677 để thể hiện lòng ngưỡng mộ của nhân dân với thánh Trấn Vũ.

Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn

Ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Làng gốm Bát Tràng

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía Đông – Nam.

Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.

Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.

Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.

Chợ Đồng Xuân

Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Không chỉ là một trung tâm buôn bán lớn của Hà Nội và của Việt Nam, chợ Đồng Xuân còn là một điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Trong số hàng chục chợ ở Thủ đô, từ chợ Mơ, chợ Hôm đến chợ Cửa Nam, chợ Ngọc Hà... thì chợ Ðồng Xuân là lớn nhất. Chợ ra đời từ năm 1889 trên địa phận phường Ðồng Xuân cũ. Ban đầu chợ họp ngoài trời, sau được xây thành chợ với năm cầu chợ khung sắt, lợp kẽm lá, cầu nào cũng dài 52m, cao 19m.

Nằm cạnh ga đầu cầu Long Biên, lại ở ngay sát sông Hồng, chợ Ðồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng hoá bốn phương dồn về đây cũng như từ đây toả đi các nơi. Ở chợ Đồng Xuân hầu như có đủ tất cả các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất đồng thời nó là chợ bán buôn lớn nhất miền Bắc.

Ngày nay chợ Ðồng Xuân được xây dựng lại với qui mô lớn hơn gồm 3 tầng khang trang, rộng rãi nhưng vẫn giữ lại một phần kiến trúc mặt tiền của chợ cũ

Hồ Chí Minh Hà Nội
Hội An Hạ Long
Nha Trang Sapa
Phan Thiết Hà Tây - Chùa Hương
Đà Lạt Hoa Lư - Tam Cốc
Cần Thơ Huế
Phú Quốc Đà Nẵng
Trang chủ | Điểm du lịch | Thông tin du lịch | Liên hệ
Copyright 2011 vtctravel.net ; All rights reserved
Design by vtctravel.net